Làng hoa Sa Đéc hay còn gọi là vườn hoa Sa Đéc là một địa điểm du lịch tại Sa Đéc. Làng hoa Sa Đéc Đồng Tháp được hình thành và phát triển từ năm 1930 và được biết đến là ông Dương Hữu Tài hay còn gọi là Tư Tôn. Làng Hoa Sa Đéc được cho là một trong những nơi cung cấp hoa lớn nhất miền Tây và cả nước.

Làng hoa Sa Đéc được hình thành và phát triển từ đầu thế kỷ 20, lúc đầu chỉ là một khu vực nhỏ với vài hộ trồng hoa để bán các dịp lễ tết. Tuy nhiên nhờ nguồn nước ngọt sông Tiền với lượng phù sa quanh năm rất thích hợp cho việc trồng hoa, từ đó vườn hoa Sa Đéc ngày càng phát triển và tập trung nhiều hơn các hộ dân về sinh sống và phát triển.
Cho đến nay Làng Hoa Sa Đéc có diện tích hơn 500ha với gần 2500 hộ dân sinh sống và trồng hoa. Không trình các giống hoa truyền thống như : Vạn thọ, cúc, hồng… Thì nay các hộ dận tại Làng Hoa đã nghiên cứu và đưa ra nhiều giống hoa lạ và kết hơp các giống hoa nước ngoài để lai tạo thêm nhiều giống Hoa mới.
Tỉnh Đồng Tháp và Thành Phố Sa Đéc đã đầu tư phát triển Làng Hoa Sa Đéc biến nơi đây trở thành thủ phủ về trồng Hoa trên khắp cả nước. Các công trình phụ trợ cho làng hòa được xây dựng giúp cho bà con nông dân dễ dàng trồng và vận chuyển sản phẩm khắp cả nước thậm chí xuất ra nước ngoài.
Thăng trầm làng hoa Sa Đéc trăm tuổi
Nói đến hoa và kiểng, người ta không thể không nghĩ đến địa danh Sa Đéc (tỉnh Đồng Tháp). Gần một trăm năm qua, nơi đây nổi tiếng khắp cả nước với nghề trồng hoa kiểng, cây cảnh truyền thống. Từ làng hoa Tân Quy Đông ngày nào cho đến khi trở thành thành phố hoa Sa Đéc hôm nay là một chặng đường dài, ghi dấu biết bao sự đổi thay và những công lao của các bậc tiền nhân mở nghiệp với nghề trồng hoa kiểng.
Ông Nguyễn Nhất Thống – Chủ tịch Hội Sử học TP Sa Đéc cho biết, theo lời kể của các bậc cao niên trong nghề trồng hoa kiểng ở Sa Đéc, thế hệ đầu tiên đặt nền móng cho nghề xuất hiện từ những năm cuối thế kỷ XIX đến năm 1930. Trong giai đoạn khai mở này, hoa kiểng được trồng với số lượng ít, chỉ đáp ứng nhu cầu nhỏ lẻ, chưa có điều kiện để đi bán ở nhiều nơi.
Bước sang giai đoạn thứ hai, khoảng từ năm 1930 – 1945, giao thương hàng hóa có nhiều thuận lợi, hoa kiểng Sa Đéc có điều kiện phát triển, sánh vai với hoa kiểng xứ Cái Mơn (Bến Tre), Gò Vấp (Sài Gòn) và Đà Lạt (Lâm Đồng) mỗi dịp xuân về. Cảnh trên bến dưới thuyền nhộn nhịp vận chuyển những giỏ hoa, chậu kiểng đi khắp Nam kỳ lục tỉnh đã làm say lòng biết bao tao nhân mặc khách.
Đến giai đoạn 1945 – 1975, khi đất nước chìm trong chiến tranh, một trong những người kiên trung bám trụ với ruộng hoa vườn kiểng phải kể đến ông Dương Hữu Tài (thường gọi là Tư Tôn). Ông tìm mọi cách để duy trì vườn hoa và sưu tầm những giống hoa mới, đặc biệt là hoa hồng và nổi danh với tên tuổi Vườn hồng Tư Tôn. Nơi đây trở thành vườn ươm những giống hoa hồng mới cho Sa Đéc, khu vực Nam bộ và cả nước. Từ đây, Sa Đéc trở thành xứ sở của các loài hoa vang danh khắp nơi.
Phối cảnh làng hoa Sa Đéc tương lai



Nông dân Làng hoa Sa Đéc xử lý cho lan huệ ra hoa vào dịp Tết Nhân Dần 2022
Để chuẩn bị cho thị trường hoa kiểng dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, thời điểm này, nông dân Làng hoa Sa Đéc tiến hành xử lý ra hoa giống lan huệ củ bằng cách cắt bỏ phần lá và rễ, đem phơi nắng khoảng 1 tuần, sau đó bảo quản trong bóng mát 2 tháng, khi đó những chồi hoa sẽ tự nhú lên và nở vào đúng dịp Tết, người trồng chỉ cần mang ra trồng trở lại vào chậu và chăm sóc, chiêm ngưỡng những sắc hoa rực rỡ.
 |
Anh Nguyễn Đức Thọ tiến hành cắt bỏ hết phần lá của lan huệ |
Đam mê và gắn bó với lan huệ cách đây khoảng 7 năm, anh Nguyễn Đức Thọ ở khóm Tân Hiệp, phường Tân Quy Đông, thành phố Sa Đéc cho biết đã chuẩn bị xử lý ra hoa khoảng 2.000 củ lan huệ cánh kép Hà Lan để phục vụ thị trường dịp Tết. Sau khi phơi nắng khoảng 1 tuần, những củ lan huệ sẽ được đóng gói, vận chuyển đến những khách hàng đã đặt mua trước đó. Thường những củ có đường kính 8cm và độ hoành 25cm đạt chuẩn để xử lý ra hoa. Tùy theo kích thước mà giá lan huệ dao động từ 80.000 đến 120.000 đồng/1 củ.
Mỗi năm anh Nguyễn Đức Thọ cung ứng cho thị trường cả nước khoảng 10.000 củ lan huệ. Ưu điểm của giống hoa này là dễ vận chuyển, ít bị ảnh hưởng đến chất lượng dù thiếu nước trong 1 thời gian dài. Không chỉ có màu sắc đẹp, đa dạng, lan huệ cánh kép Hà Lan được nhiều người chơi ưa chuộng do thời gian hoa nở khá dài khoảng 1 tuần mới tàn.
Những dấu hiệu khởi sắc ở làng hoa Sa Đéc
Sau hơn 3 tháng trầm lắng vì dịch bệnh Covid-19, những ngày này, khi nhiều tỉnh thành thực hiện nới lỏng giãn cách xã hội, trở về cuộc sống bình thường mới thì thương lái đến làng hoa Sa Đéc nhiều hơn, việc tiêu thụ hoa kiểng của bà con cũng thuận lợi hơn, nhiều bà con nông dân không giấu được niềm vui và sự phấn khởi khi có những đơn hàng đầu tiên sau hơn 3 tháng giãn cách bởi những chậu hoa, cây kiểng sau thời gian tích cực chăm bón đã được xuất giàn.
 |
Nông dân làng hoa Sa Đéc phấn khởi chuẩn bị hoa kiểng giao cho thương lái |
Trên tuyến đường hoa Sa Nhiên- Cai Dao thuộc phường Tân Quy Đông, những ngày này, các chuyến xe chở đầy ắp hoa kiểng đã bắt đầu lăn bánh, trên những cánh đồng hoa, bà con cũng đang tất bật chuẩn bị hoa kiểng giao cho thương lái. Ông Bùi Văn Sáu ngụ khóm Tân Hiệp- phường Tân Quy Đông cho biết, thương lái vừa đến vườn đặt mua 500 cây hoa dừa kem, đây cũng là đợt xuất hàng thứ 2, tính từ ngày thành phố thực hiện nới lỏng giãn cách xã hội đến nay, vườn nhà ông đã xuất hàng hơn 1.000 chậu hoa các loại.
Mặc dù giá có thấp hơn thời điểm trước khi có dịch chút ít nhưng cũng là tín hiệu lạc quan khi thị trường hoa kiểng đã khởi động trở lại. Ông Bùi Văn Sáu- phấn khởi nói: “Thấy thương lái các nơi đến làng hoa bắt đầu nhiều trở lại rồi thì bà con nông dân ai cũng mừng chứ 3 tháng mấy nay tránh dịch là không ai đi tới lui gì hết trơn, làng hoa cũng đìu hiu. Sức mua hoa kiểng mấy ngày nay cũng đã bắt đầu tăng trở lại, giá bán cũng ổn định”.


Tin: Trúc Nguyên, Ảnh: Hoài Thảo